Cách trị ho khan với 5 loại quả hấp chín bổ gấp 100 lần ăn tươi

Nhắc đến trái cây người ta thường nghĩ đến các loại quả tươi sống, chín mộng nhưng ít ai biết rằng, có những loại trái cây khi hấp thì bổ gấp 100 lần ăn tươi, dinh dưỡng còn tăng gấp bội. Dưới đây, yến sào Natunest sẽ gợi ý cho bạn 5 loại trái cây hấp chín có giá trị dưỡng chất cao, là cách trị ho khan giúp cải thiện hệ hô hấp và miễn dịch:

1. Quả bưởi

Bưởi hấp chín có thể thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và có tác dụng bổ trợ tốt đối với nhiễm trùng huyết. Vỏ bưởi chứa các hoạt chất như hesperidin và naringin, có thể làm giảm độ nhớt của máu và giảm hình thành huyết khối. Cách ăn tốt nhất là cắt bưởi tươi, bỏ vỏ, bỏ hạt, hấp với mật ong rồi ăn.

Gợi ý món trà bưởi mật ong

Nguyên liệu: 1 quả bưởi, 150ml mật ong, muối, 200g đường (đường phèn thì càng tốt vì vị ngọt sẽ thanh hơn)

Bưởi sau khi bổ bóc múi, ép bỏ riêng bã và nước. Còn vỏ bưởi thái sợi, ngâm nước muối trước 1 tiếng. Trút phần vỏ bưởi vừa cắt vào một nồi nhỏ, đổ nước xâm xấp bề mặt rồi đun sôi, dùng đũa đảo nhẹ cho vỏ bưởi chín đều rồi hạ nhỏ lửa. Sau đó thêm phần bã bưởi đã được ép nước vào nồi đun tiếp. Lượng nước trong nồi đã cạn thì cho nước bưởi vào tiếp tục đun đến khi nước trong nồi sánh lại thì thêm đường khuấy đền.

Tiếp tục đun cho đến khi cả nồi nước có màu vàng nhạt, hỗn hợp nước đường, bưởi bắt đầu keo lại thì tắt lửa. Chờ nhiệt độ trong nồi giảm xuống khoảng 50 độ C thì đổ mật ong vào, đảo đều. Đợi nguội rồi đổ ra bình hoặc lọ chứa, cất trong ngăn mát tủ lạnh để dùng. Mỗi lần dùng, bạn chỉ cần cho 1 – 2 thìa nước bưởi vào cốc, thêm chút nước và mật ong, khuấy đều và thêm đá là cả nhà đã có thức uống cực thơm ngon

2. Quả táo

Táo hấp không chỉ có thể làm giảm độ lạnh mà còn có tác dụng chống tiêu chảy rất tốt. Táo chứa nhiều pectin, có thể làm mềm phân và có tác dụng nhuận tràng. Việc hấp và ăn táo có thể hấp thụ vi khuẩn và chất độc, giúp ngăn chặn tiêu chảy. 

Gợi ý táo nấu rượu vang đỏ

Nguyên liệu: 300ml rượu vang đỏ, đường kính, bột quế, táo.

Cách chế biến: Táo được gọt vỏ, cắt khúc cho vào nồi. Cùng với đó cho thêm một chút đường kính, bột quế, rượu vang săm sắp nước. Sau đó đun trong 15 phút trên lửa nhỏ và thưởng thức.

3. Mía

Theo Đông y, mía đường vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng trong trường hợp ho khan; các chứng mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát; cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết …

Đường trong mía có thể dưỡng huyết, lạnh của mía có thể thanh nhiệt, thích hợp với người hạ đường huyết, tim yếu, đau họng, phân khô. Gọt vỏ và cắt mía thành từng đoạn, thêm một lượng đường phèn thích hợp rồi hấp cùng, ăn mía hấp rất có lợi cho sức khỏe.

4. Quả cam

Trong vỏ cam có hai thành phần có tác dụng giảm ho và giảm đờm, hai thành phần này chỉ có thể thoát ra khỏi vỏ cam sau khi nấu chín. Cam hấp đặc biệt thích hợp cho trẻ bị ho lâu ngày, cách trị ho khan mà không gây tác dụng phụ.

Gợi ý nấu trà cam

Chuẩn bị: Vỏ cam hoặc quýt khô, vài lát gừng tươi, đường đỏ hoặc đường trắng. Nếu không có vỏ cam khô, bạn có thể dùng vỏ tươi để thay thế.

Cách làm: Đem vỏ cam đi rửa thật sạch. Cho vào nồi và đổ một lượng nước vừa phải vào, đun thật sôi. Khi thấy nước đã sôi, cho thêm gừng tươi và đường đỏ vào, khuấy đều. Để nước sôi thêm một chút rồi tắt bếp. Chờ cho nước thuốc nguội bớt thì chắt ra ly để uống. Nên dùng khi còn ấm để nó mang đến hiệu quả tốt hơn.

5. Quả lê

Lê hấp có tác dụng giảm ho và long đờm mạnh hơn. Đặc biệt thích hợp cho những người bị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính và cách trị ho khan mãn tính.

Gợi ý món yến sào chưng với lê

Nguyên liệu:

Cách chưng yến với lê:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến Natunest trong nước trong khoảng 30 phút đến khi thấy yến nở mềm.
  • Bước 2: Rửa sạch, gọt vỏ lê, sau đó dùng muỗng để khoét bỏ phần ruột quả lê, khoét cẩn thận để tạo hình cái chén có thành khoảng 1cm, cẩn thận đừng làm thủng đáy. Phần ruột lê cắt nhỏ hạt lựu để chưng cùng tổ yến.
  • Bước 3: Cho phần yến và lê đã chuẩn bị vào trong chén lê đã khoét. Đậy nắp lê đem bỏ vào một cái tô nhỏ rồi tiến hành chưng cách thủy.
  • Bước 4: Hòa hai muỗng mật ong với một chút nước, đợi khi tổ yến đã nở đều (thời gian chưng khoảng 20 phút), thêm mật ong và 1-2 lát gừng tùy khẩu vị người dùng, rồi chưng thêm 5 phút nữa là có thể dùng được.

Quả lê được biết đến như một phương thuốc cho cách trị ho khan và bổ phổi. Theo Đông y, yến sào có vị ngọt, tính bình vào hai kinh phế và vị nên có tác dụng làm sạch phổi, tăng sức đề kháng với siêu vi có tác dụng giúp cải thiện chức năng của phổi: Bổ phổi, ngừa ho, giảm tổn thương phổi, chữa các bệnh hen suyễn, khó thở, ho mãn tính, đờm có máu, ho ra máu, viêm phế quản.

Yến sào chưng với lê sẽ gấp đôi công dụng trong việc hấp chín trái cây. Yến chưng lê có thể hỗ trợ chữa trị các bệnh lý tại phổi thường rất nghiêm trọng và nguy hiểm đặc biệt tới tính mạng của con người.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại yến là hàng giả, kém chất lượng lẫn lộn. Vậy nên khi lựa chọn yến sào để chưng với lê, cần tìm hiểu thật kỹ và chọn những nơi uy tín, có cơ sở sản xuất rõ ràng để không bị mất tiền uổng phí. Nếu tìm hiểu kỹ thì yến sào Natunest Khánh Hòa chính là một trụ sở đáng tin cho bạn để mua bất cứ lúc nào, những nhà yến đã tồn lại trên chục năm đảm bảo chất lượng cũng như an toàn cho người sử dụng.

Mọi người cần tư vấn và hỗ trợ xin liên hệ:

Website: https://yensaonatunest.vn/ 

Zalo: 0969 883 777

CSKH: 0258 354 2568

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969 883 777
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0969 883 777
0969 883 777