Sốt rét nên làm gì? Cách chuẩn đoán bệnh và điều trị – Natunest

Thời tiết giao mùa như thế này, bệnh sốt rét là điều không thể tránh khỏi. Sốt rét là căn bệnh hết sức nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời có thể đe dọa tới tính mạng. Khi lên cơn sốt rét, người nhà nên làm gì, cần xử trí thế nào? Để bảo vệ bản thân và gia đình, hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh sốt rét thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh sốt rét là gì?

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm ký sinh trùng Plasmodium qua đường máu mà trung gian là muỗi Anophen. Ký sinh trùng Plasmodium lây sang muỗi Anophen khi muỗi hút máu của những con vật bị bệnh sốt rét, sau đó tiếp tục được truyền vào cơ thể người bị muỗi đốt. Sau thời gian ủ bệnh khoảng từ 1-2 tuần, các triệu chứng của bệnh sốt rét bắt đầu xuất hiện.

sốt rét nên làm gì
Bệnh sốt rét là gì?

2. Triệu chứng của bệnh sốt rét

  • Cơn sốt rét điển hình: thể hiện qua 3 giai đoạn gồm rét run, sốt nóng, và toát mồ hôi
  • Cơn sốt rét không điển hình: nhức đầu, mệt mỏi, người bệnh sẽ cảm thấy ớn lạnh và hay ngáp vặt.
  • Sốt rét lâm sàng phải đủ 4 yếu tố sau: có đầy đủ triệu chứng của cơn sốt rét điển hình, hoặc có triệu chứng của cơn sốt rét không điển hình, sốt cao liên tục. Các trường hợp sốt không rõ nguyên nhân gây sốt khác, hoặc có sốt trong 3 ngày gần đây. Ở trong khu vực đang có dịch sốt rét lưu hành ít nhất trong thời gian là 14 ngày hoặc trong vòng 2 năm gần đây có tiền sử mắc sốt rét. Đáp ứng với thuốc điều trị sốt rét.
  • Sốt rét chưa biến chứng – sốt rét thể thông thường: trường hợp này người mắc bệnh không có xuất hiện các triệu chứng đe dọa tính mạng. Việc chẩn đoán sẽ dựa vào 3 yếu tố: dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm
  • Sốt rét biến chứng– sốt rét ác tính: trong trường hợp này, người mắc bệnh sốt rét sẽ xuất hiện biến chứng đe dọa tới tính mạng. Dấu hiệu nổi bật là rối loạn ý thức, sốt cao liên tục trong nhiều ngày, đau đầu dữ dội, tiêu chảy nhiều hoặc nôn.
sốt rét nên làm gì
Các triệu chứng của bệnh sốt rét

3. Chẩn đoán bệnh sốt rét

Ở một số trường hợp, người bệnh sốt rét có biểu hiện giống với một số bệnh như thương hàn, sốt mò, sốt xuất huyết Dengue độ I, cảm cúm,… Thậm chí, với những ca sốt rét tái phát còn có dấu hiệu giống như bệnh nhiễm trùng máu, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, áp xe gan. Do đó, để chẩn đoán chính xác nhất là xét nghiệm máu để phân biệt sốt rét với các bệnh khác.

Các phương pháp xét nghiệm:

  • Nhuộm Giemsa: Được coi là chuẩn vàng để xác định ký sinh trùng sốt rét. Lam máu nhuộm giemsa được soi dưới kính hiển vi quang học.
  • Nhuộm nhanh AO: Mẫu máu của người bệnh được soi dưới kính hiển vi huỳnh quang.
  • Phương pháp QBC soi kính hiển vi huỳnh quang.
  • Test nhanh dựa trên phương pháp miễn dịch sắc ký phát hiện kháng nguyên ký sinh trùng sốt rét hiện diện trong máu.
  • Sinh học phân tử PCR: Độ nhạy và độ đặc hiệu cao, có thể phát hiện ký sinh trùng/mm3 máu, thậm chí giúp chẩn đoán được sốt rét tái phát hay sốt rét tái nhiễm.
  • Phát hiện kháng thể sốt rét: Phương pháp huỳnh quang gián tiếp và phương pháp liên kết lên men hấp thụ miễn dịch đều phát hiện kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân sốt rét.

4. Sốt rét nên làm gì?

4.1. Chăm sóc người bệnh

Người bị sốt rét cần được cho nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, mặc đồ mỏng để nhiệt độ hạ xuống. Tuyệt đối không được vì thấy người bệnh lạnh run mà đắp chăn hay mặc quần áo ấm cho họ vì điều này có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng cao nhanh chóng, rất nguy hiểm.

Bệnh nhân cần được uống nhiều nước vì sốt cao dễ khiến cơ thể bị mất nước và làm cho thân nhiệt tăng cao. Ngoài ra, người bệnh cũng cần được lau chườm bằng nước ấm để thân nhiệt hạ xuống.

4.2. Dùng thuốc hạ sốt

Đây là việc làm rất cần thiết với những người bị sốt cao, lạnh run người. Thuốc được khuyến cáo sử dụng là Paracetamol với liều lượng 10 – 15mg/kg/lần, dùng cách 4 – 6 giờ và tuyệt đối không được quá liều để tránh gây tổn thương cho gan. Thuốc hạ sốt có thể dùng dạng viên nén, viên sủi, viên đặt hậu môn,… đều được.

4.3. Chế độ dinh dưỡng

Người bệnh cần được ăn uống bình thường bằng các loại đồ ăn dễ tiêu, chế biến dạng lỏng như súp, cháo,… và uống thêm các loại nước trái cây để bổ sung vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Như đã nói ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng sốt lạnh run người trong đó có những bệnh lý vô cùng nguy hiểm, không thể chủ quan. Vì thế, khi đã chăm sóc tại nhà bằng các biện pháp hỗ trợ nêu trên mà tình trạng sốt không cải thiện, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời để ngăn chặn những biến chứng xấu cho sức khỏe.

4.4. Yến sào Cao cấp Natunest hồi phục sức khoẻ nhanh cho người bị bệnh sốt rét

Một liệu pháp hồi phục sức khoẻ nhanh nhất cho người bệnh là yến sào. Yến sào là một trong những món ăn cao lương với hàm lượng dinh dưỡng vượt bậc được rất nhiều người ưa chuộng. Chỉ cần sử dụng đều đặn bạn có thể cảm nhận rõ rệt hiệu quả của sản phẩm này mang lại, đặc biệt đối với người đang bị bệnh sốt rét, giúp người bệnh mau hồi phục sức khoẻ, giúp tránh các bệnh cảm cúm khác, tăng cường sức khoẻ hệ hô hấp. 

Để lựa chọn các sản phẩm tổ yến chất lượng, người dùng cần tìm hiểu các cơ sở uy tín, có nhãn mác và thương hiệu như yến sào Natunest. Có vậy thì món ăn của chúng ta mới đạt được chất lượng hiệu quả, có tác dụng tốt trong việc bồi bổ sức khoẻ cho người bệnh. Đến với yến sào Natunest, khách hàng hãy vô cùng an tâm đến chất lượng của tổ yến, vì ở đây luôn xây dựng khẩu hiệu “yến tự nhiên, sức khoẻ an yên”. Vì tại đây, Natunest luôn đặt nhu cầu của người sử dụng cũng như chất lượng sản phẩm lên hàng đầu.

Yến sào Natunest – sản phẩm phục hồi bệnh sốt rét

Mọi người cần tư vấn và hỗ trợ xin liên hệ:

Website: https://yensaonatunest.vn/

Zalo: 0969 883 777

CSKH: 0258 354 2568

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969 883 777
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0969 883 777
0969 883 777