Những dấu hiệu nhận biết đột quỵ bạn cần cẩn trọng

Hiện nay, đột quỵ đang là mối lo ngại đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già. Trước cơn đột quỵ, cơ thể gửi những cảnh báo rất rõ ràng nhưng thường bị bỏ qua, dẫn đến tình trạng tử vong hoặc tàn phế suốt đời. Hãy cùng yến sào Natunest Khánh Hòa tìm hiểu xem những dấu hiệu đó để cùng đề phòng nhé!

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. Khi đó, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết biết bệnh đột quỵ

Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng như các dấu hiệu yếu cơ mặt, yếu tay và các vấn đề về ngôn ngữ. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.

Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

Dấu hiệu yếu tay hoặc chân: Khi xảy ra đột quỵ, một triệu chứng hay gặp là một bên cánh tay hoặc chân (hoặc cả hai) đột ngột yếu đi, tê bì. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến các chi ở bên đối diện vùng não xảy ra đột quỵ. Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác, không nhấc chân lên được. Bạn có thể kiểm tra bằng cách mở rộng cả hai cánh tay trong 10 giây. Nếu một cánh tay bị rơi xuống thì có thể là chỉ báo yếu cơ – một dấu hiệu của bệnh.

Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng khó nói hoặc nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.
Hãy tự kiểm tra bằng cách lặp đi lặp lại một cụm từ. Bạn có bị nói líu, dùng từ sai hoặc không thể nói? Nếu điều này xảy ra thì nhiều khả năng bạn bị đột quỵ.

Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.

Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

Một số dấu hiệu khác:

  • Tự nhiên chóng mặt: Hệ thống tuần hoàn sẽ gặp nhiều khó khăn, nếu tim quá yếu. Bộ não không nhận đủ oxy cần thiết. Điều đó sẽ làm bạn luôn cảm thấy chóng mặt, thậm chí đau đầu. Do đó bạn cần chú ý và đi chẩn đoán bệnh ngay khi có biểu hiện trên thường xuyên.
    Nếu bạn bị chóng mặt, buồn nôn hoặc gặp khó khăn về đi lại thì bạn có thể nghĩ rằng mình bị say, song thực tế đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
  • Đau đầu nặng: Cơn đau đầu nặng, đột ngột là một triệu chứng hay gặp ở người bị đột quỵ.
  • Yếu một bên cơ mặt: Yếu một bên cơ mặt, đột ngột có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Để kiểm tra, các nhân viên cấp cứu có thể yêu cầu bạn cười hoặc nhe răng. Nếu một bên mặt của bạn chùng xuống hoặc không cử động thì có thể bạn bị tình trạng này.
  • Khó thở hoặc tim đập nhanh: Một nghiên cứu về những khác biệt giới trong đột quỵ cho thấy phụ nữ dễ bị các triệu chứng khó thở hoặc tim đập nhanh khi đột quỵ.

Các thắc mắc về dấu hiệu hay triệu chứng đột quỵ

Các dấu hiệu hay triệu chứng đột quỵ bắt đầu khi nào?

Mất bao lâu để xảy ra đột quỵ? Các dấu hiệu sắp đột quỵ có thể xuất hiện bất thình lình, trước thời điểm diễn ra đột quỵ chỉ vài phút; cũng có một số trường hợp các triệu chứng cảnh báo cơn đột quỵ sẽ diễn ra trước vài giờ. 

Một vài bệnh nhân tối trước khi ngủ vẫn còn bình thường đến sáng thì đột ngột hôn mê hay yếu liệt tay chân nữa bên người. Do đó, có một số bệnh nhân khó có thể xác định chính xác thời điểm xảy ra đột quỵ. 

Tuy nhiên, nếu một người trước đó hoàn toàn bình thường đột ngột có những dấu hiệu sớm của đột quỵ đã nêu bên trên thì không nên chủ quan mà phải đến cơ sở y tế để được kịp thời can thiệp.

Cánh tay nào bị tê nếu bạn bị đột quỵ?

Một triệu chứng đột quỵ vô cùng rõ rệt chính là tê bì chân tay một bên, có thể là bên trái hay bên phải, có thể không thể cử động được do yếu liệt khi người bệnh bị đột quỵ. Tình trạng tê có thể đi kèm với chuột rút, đau đớn.

Có thể bị đột quỵ khi đang ngủ không?

Có! Chúng ta vẫn có nguy cơ bị đột quỵ giữa đêm, trong khi đang ngủ. Tình trạng này được gọi là đột quỵ khi thức dậy và chúng chiếm khoảng 14% trong tổng số các ca đột quỵ. Đột quỵ khi đang ngủ vô cùng nguy hiểm bởi lúc này, không thể phát hiện được những dấu hiệu đột quỵ để có thể sớm can thiệp trong “thời gian vàng”, làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng và tử vong.

Có thể bị đột quỵ mà không biết hay không?

Có! Bạn có thể bị đột quỵ mà không biết. Các dấu hiệu bị đột quỵ có thể không được phát hiện nếu đây chỉ là cơn đột quỵ nhẹ, cơn đột quỵ thoáng qua khiến mô bị tổn thương nhẹ hoặc các mô bị tổn thương không phục vụ chức năng mà người bệnh có thể nhận biết như chức năng cao cấp: Tính toán, tình cảm, cảm xúc,… Chúng ta có thể phát hiện ra tình trạng đột quỵ này thông qua hình ảnh khi chụp CT hoặc MRI não.

Ngoài ra, nếu các dấu hiệu đột quỵ nhẹ xuất hiện trong lúc bạn đang ngủ thì bạn cũng có thể không nhận ra chúng. Chẳng hạn như việc tê cứng nửa thân người khi đang ngủ thường bị hiểu lầm thành chuột rút hoặc “bóng đè” (một hiện tượng dân gian).

Điều nguy hiểm là sau cơn đột quỵ nhẹ mà bạn không thể nhận biết thì trong vòng vài giờ hay vài ngày sau (thường trong tuần lễ đầu tiên) thì bệnh tiến triển nặng dần có thể gây liệt nửa người không thể vận động hay rơi vào hôn mê. Do đó, người bệnh không nên chủ quan.

Như vậy qua bài viết này, Yến sào Natunest đã cùng bạn đọc tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết của bệnh đột quỵ. Hãy chủ động phòng ngừa táo bón bằng các thói quen lành mạnh, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Mọi người cần tư vấn và hỗ trợ xin liên hệ:

Website: https://yensaonatunest.vn/ 

Zalo: 0962 597 677

CSKH: 0258 354 2568

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969 883 777
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0969 883 777
0969 883 777