Đau cổ họng nên uống gì để “đánh bay” mầm bệnh, tránh tái phát

Giai đoạn chuyển mùa như thời điểm hiện tại, việc đau cổ họng, ho khan, ho đờm là điều không thể tránh khỏi. Viêm họng có thể làm cho việc ăn uống trở nên phức tạp, thậm chí đôi khi làm hỏng cảm giác thèm ăn của bạn. Để giảm các triệu chứng này, việc bổ sung thêm các thức uống lành mạnh là điều cần thiết cho sức khoẻ, đặc biệt là trẻ em và người lớn. Dưới đây yến sào Natunest sẽ gợi ý những thực phẩm “đánh bay” bệnh đau cổ họng, tránh tái phát.

Đau cổ họng là gì? Triệu chứng đau cổ họng

Đau họng là tình trạng đau và khó chịu ở vùng họng. Triệu chứng này thường là biểu hiện của viêm họng, viêm lưỡi gà hoặc thiếu nước khiến niêm mạc họng bị khô. Một nguyên nhân đau họng ít gặp hơn là chấn thương vùng họng. Trong hầu hết các trường hợp, đau họng có thể tự khỏi và không cần đến bác sĩ. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc không cần kê đơn và nghỉ ngơi, điều trị tại nhà.

Một số triệu chứng có thể kể đến của bệnh viêm họng bao gồm:

  • Đau trong cổ họng;
  • Đau khi nuốt;
  • Cổ họng bị trầy xước;
  • Khô cổ họng;
  • Cảm giác thô trong cổ họng;

Tùy thuộc vào việc bạn đang bị nhiễm virus hay vi khuẩn, tình trạng viêm họng của bạn cũng có thể đi kèm với một số triệu chứng khác.

Các thực phẩm trị đau cổ họng nhanh tại nhà

1. Mật ong

Nhắc đến đau họng , một trong những phương thuốc, chăm sóc sức khỏe gia đình được nhiều người biết đến là mật ong. Dù được dùng riêng hay pha cùng trà, mật ong đều đem lại lợi ích đáng kể trong việc trị đau họng tại nhà.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy so với các thuốc giảm ho thông thường, mật ong có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn.

2. Nước muối sinh lý

Theo các chuyên gia, súc miệng với nước muối ấm có thể giúp bạn xoa dịu cơn đau họng khó chịu, nhờ vào khả năng tiệt trùng, kháng khuẩn của loại dung dịch này.

Bạn có thể tự pha dung dịch súc miệng như trên bằng cách hòa tan 1/2 muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm. Tuy nhiên, để đảm bảo độ tinh khiết của dung dịch, bạn vẫn nên tìm mua nước muối sinh lý tại các cửa hiệu thuốc trên toàn quốc.

3. Trà hoa cúc

Nếu bạn cần tìm một chất làm dịu tự nhiên, đừng quên trà hoa cúc. Không chỉ là một thức uống thơm ngon, từ lâu, loại trà này đã được sử dụng với nhiều mục đích y học khác nhau, bao gồm cả làm dịu cơn đau họng khó chịu. Điều này có thể giải thích bởi đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa và “làm mịn” lớp niêm mạc cổ họng của trà hoa cúc. 

Theo kết quả từ một số nghiên cứu, loại trà thảo mộc này còn có tác dụng kích thích hệ miễn dịch hoạt động, nhằm đối phó với tình trạng nhiễm trùng gây đau họng ngay từ đầu. Mặt khác, không ít giả thiết cho rằng trà hoa cúc không chỉ hoạt động như một biện pháp trị đau họng tại nhà mà còn có khả năng thuyên giảm những triệu chứng cảm lạnh khác.

4. Rễ cam thảo

Trong y học cổ truyền, các chuyên gia đã sử dụng rễ cam thảo để điều trị viêm họng mãn tính. Một vài nghiên cứu gần đây cho biết loại thảo mộc này cũng đem lại tác dụng tương tự khi dùng nó như một thành phần trong nước súc miệng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng phụ nữ mang thai và cho con bú không được áp dụng cách trị đau họng tại nhà này, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 

5. Bạc hà

Công dụng chính của bạc hà là “làm mới” hơi thở. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tinh dầu bạc hà pha loãng cũng có tác dụng chữa đau họng, bằng cách “đánh tan” đờm, làm dịu cơn đau họng và ho. Ngoài ra, bạc hà còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, thuận lợi cho việc trị đau họng tại nhà.

Để chữa cơn đau họng, bạn có thể hãm lá bạc hà với nước sôi để pha thành trà hoặc xông hơi với tinh dầu bạc hà. 

6. Tỏi

Allicin là một hoạt chất chứa nhiều trong tỏi, có khả năng đối phó tình trạng nhiễm trùng nhờ vào đặc tính kháng khuẩn.

Nhiều nhà nghiên cứu khuyến khích mọi người nên thường xuyên ăn tỏi, vì điều này có thể giúp bạn ngăn ngừa virus cảm lạnh thông thường. Mặt khác, bạn có thể hấp thụ đặc tính kháng khuẩn của tỏi bằng một số cách như:

  • Ăn tỏi tươi
  • Sử dụng tỏi như một loại gia vị tô điểm món ăn
  • Ngâm rượu tỏi và uống

7. Chanh

Tương tự dung dịch nước muối sinh lý và mật ong, chanh cũng là một lựa chọn lý tưởng cho việc trị đau họng tại nhà, nhờ vào khả năng làm tan đờm và giảm đau ở cổ họng. Không những vậy, lượng vitamin C dồi dào trong chanh cũng có công dụng tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó, các tế bào bạch cầu được tiếp thêm sức mạnh để chống lại các mầm bệnh.

Để trị đau họng, bạn pha nước chanh với nước ấm và có thể thêm mật ong hoặc không tùy thích. 

8. Yến sào chưng với lê và gừng trị đau họng hiệu quả

Quả lê được biết đến như một phương thuốc cho cách trị ho khan và bổ phổi. Theo Đông y, yến sào có vị ngọt, tính bình vào hai kinh phế và vị nên có tác dụng làm sạch phổi, tăng sức đề kháng với siêu vi có tác dụng giúp cải thiện chức năng của phổi: Bổ phổi, ngừa ho, giảm tổn thương phổi, chữa các bệnh hen suyễn, khó thở, ho mãn tính, đờm có máu, ho ra máu, viêm phế quản.

Yến sào chưng với lê sẽ gấp đôi công dụng trong việc hấp chín trái cây. Yến chưng lê có thể hỗ trợ chữa trị các bệnh lý tại phổi thường rất nghiêm trọng và nguy hiểm đặc biệt tới tính mạng của con người. Đặc biệt, khi kết hợp chúng thêm với gừng, công dụng giảm ho, giảm đau họng của chúng sẽ được nhân đôi.

Yến sào Natunest là một trong những đơn vị sản xuất yến an toàn, đáng tin cậy ở thành phố Nha Trang. Với kỹ thuật và tay nghề cao của các thợ lành nghề, sản phẩm Natunest là sản phẩm “Chất lượng vàng cho sức khoè vàng”, đảm bảo sức khoẻ cho người sử dụng. Tham khảo ngay các loại yến tinh chế Natunest để đưa vào giỏ hàng, đưa vào thực đơn nấu ăn hằng ngày của gia đình bạn nhé!

Mọi người cần tư vấn và hỗ trợ xin liên hệ:

Website: https://yensaonatunest.vn/ 

Zalo: 0969 883 777

CSKH: 0258 354 2568

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969 883 777
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0969 883 777
0969 883 777