Bệnh táo bón có nguy hiểm không – Các thói quen lành mạnh

Táo bón có thể xuất hiện sau những bữa ăn thiếu chất xơ, thiếu nước, thực phẩm kém lành mạnh. Tuy nhiên, nếu táo bón kéo dài nhiều ngày nhiều tuần thì đây thực sự là vấn đề sức khỏe cần được quan tâm. Vậy táo bón lâu ngày có nguy hiểm không, hãy cùng yến sào Natunest làm rõ vấn đề ảnh hưởng sức khỏe và cách xử lý hiệu quả?

Bệnh táo bón là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu

Táo bón phổ biến nhất trong các bệnh lý về đường tiêu hóa trên thế giới với tỷ lệ 17% dân số toàn cầu, trong đó, chỉ 12% số người tự xác định được bệnh. Táo bón xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở những người trên 65 tuổi với tỷ lệ 30-40%. Phụ nữ có tỷ lệ mắc táo bón cao gấp 3 lần nam giới. Táo bón cũng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Dấu hiệu nhận biết táo bón

Các triệu chứng táo bón ở mỗi đối tượng, độ tuổi có thể khác nhau nhưng thường có các đặc điểm chung là đại tiện khó, phải rặn nhiều, phân cứng, tỏn mỏn, chướng bụng, sờ thấy bụng cứng. Cụ thể hơn:

  • Dấu hiệu táo bón ở người lớn: Quá 3 ngày không thể đại tiện, chướng bụng, rặn nhưng không đại tiện được, hoặc rất khó để tống phân ra ngoài, phân cứng, phân có thể lẫn máu do xuất huyết hậu môn.
  • Dấu hiệu táo bón ở trẻ em: Không thể đi đại tiện 3 lần/tuần, chướng bụng, đại tiện khó, mỗi khi đại tiện trẻ phải rặn đỏ mặt, phân cứng, có thể chảy máu nhẹ ở hậu môn do việc rặn quá mức. Hoặc ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi 5-7 ngày không đi đại tiện; phân cứng, có thể kèm máu và chất nhầy; trẻ quấy khóc, lười ăn/bú, ngủ không ngon giấc do chướng bụng, đau bụng.(1)

Nguyên nhân gây táo bón

Nguyên nhân táo bón có thể chia thành 2 nhóm chính:

Táo bón chức năng: Khi không có tổn thương ở đại tràng, trực tràng và hậu môn. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất.

  • Do chế độ ăn uống không khoa học: chế độ ăn ít chất xơ. Chất xơ có nhiều trong các rau củ quả, một số loại chất xơ không bị tiêu hóa sẽ giúp làm phân mềm và không cứng. Bình thường, chúng ta cần 30 – 40g chất xơ trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Thiếu chất xơ trong chế độ ăn thường gặp ở những người có thói quen dùng đồ ăn nhanh, ăn nhiều các loại thịt, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa; người cao tuổi ngại ăn đồ ăn có nhiều chất xơ do không nhai nuốt được dễ dàng. Ngoài ra, uống không đủ nước cũng góp phần gây nên táo bón; sử dụng đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu, bia sẽ làm nặng thêm tình trạng táo bón.
  • Do thói quen không đại tiện đúng giờ giấc, quên đại tiện làm rối loạn phản xạ mót rặn.
  • Do nghề nghiệp: những nghề phải ngồi nhiều ít hoạt động, nghề tiếp xúc với chì, ngộ độc chì mạn tính, ảnh hưởng đến sự hoạt động của ruột.
  • Do suy nhược: những người già, suy nhược, mắc bệnh mạn tính phải nằm lâu. Những nguyên nhân kể trên làm nhu động ruột và trương lực các cơ thành bụng giảm gây nên táo bón.
  • Rối loạn tâm thần: lo lắng, trầm cảm không để ý đến đại tiện, mất phản xạ mót rặn.
  • Những bệnh toàn thân: tình trạng nhiễm khuẩn sốt nhiều, sau phẫu thuật mất nhiều máu.. những nguyên nhân này gây mất nước trong cơ thể do đó phân khô và táo.
  • Do thuốc: một số thuốc làm giảm nhu động của ruột hoặc làm phân khô lại như: thuốc phiện, tanin, thuốc an thần, thuốc có chất sắt. Sử dụng các thuốc kích thích nhuận tràng kéo dài.

Táo bón do tổn thương thực thể

  • Những cản trở đường đi của phân: khối u của trực tràng, đại tràng… ngoài dấu hiệu táo bón có thể đại tiện ra nhầy máu, có thể có bí trung đại tiện, nội soi đại tràng phát hiện ra khối u.
  • Những tổn thương bẩm sinh của đại tràng: Bệnh phình đại tràng, giãn đại tràng…
  • Những tổn thương của trực tràng và hậu môn: Trĩ và nứt hậu môn: mỗi lần đại tiện rất đau, người bệnh không dám đại tiện và gây nên táo bón. Hẹp trực tràng và hậu môn, di chứng của bệnh nhiễm khuẩn vùng hậu môn trực tràng.
  • Từ ngoài đè vào làm cản trở đại tiện: Phụ nữ có thai, nhất là những tháng cuối, thai to đè vào trực tràng. Khối u vùng tiểu khung. Các dây chằng dính sau mổ, hay sau viêm xung quanh đại, trực tràng làm co hẹp, đại trực tràng.
  • Tổn thương ở não, màng não gây táo bón do rối loạn thần kinh thực vật.

Hiểu rõ về táo bón sẽ giúp người dân có biện pháp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm, nhằm tránh tình trạng táo bón lâu ngày có thể gây ra các nguy cơ tiềm ẩn về đường tiêu hóa như trĩ, các bệnh về hậu môn trực tràng.

Tác hại của táo bón tới cơ thể bạn

Ảnh hưởng đến bài trừ độc tố trong cơ thể

Táo bón sẽ làm cho độc tố trong cơ thể không thể bài trừ ra ngoài hoặc lượng độc tố bài tiết ra rất ít, làm cho độc tố trong cơ thể tăng lên, rối loạn trao đổi chất, mất cân bằng nội bài tiết. Điều này ảnh hưởng tới sắc tố da, ngứa ngáy, sắc mặt ảm đạm, da, tóc khô và sinh ra nám, mụn trứng cá, mụn bọc…

Ảnh hưởng chức năng não

Khi bị táo bón, chất chuyển hóa trì trệ lâu trong đường tiêu hóa, vi khuẩn tác động vào sinh ra các chất có hại như methane, phenol, amoniac …. Các chất có hại này đều phân tản vào trong hệ thần kinh trung ương, can thiệp vào chức năng não, biểu hiện điển hình là trí nhớ giảm thấp, mất tập trung, tư tưởng phản ứng chậm chạp…

Gây bệnh cho trực tràng, hậu môn

Vì bị táo bón nên đi ngoài khó khăn, phân cứng khô, có thể trực tiếp dẫn đến hoặc tăng thêm bệnh trực tràng, hậu môn, ví dụ như viêm trực tràng, nứt hậu môn.

Rối loạn chức năng thần kinh ruột, dạ dày

Chất độc, phân tích tụ có thể dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh đường ruột và gây chán ăn, chướng bụng, ợ hơi, miệng đắng…

Ung thư ruột kết

Có thể là do táo bón táo bón và làm cho chất gây ung thư trong ruột thời gian dài không thể bài trừ ra ngoài gây nên, theo tài liệu chỉ rõ, người bị táo bón nặng có 10% bị ung thư kết.

Tái phát bệnh tim và huyết quản não

Do táo bón và dùng sức lâu ngày tăng thêm áp lực ổ bụng, lấy hơi “rặn” để đẩy phân ra ngoài làm tăng chiều hướng tái phát bệnh tim, mạch mãu não, ví dụ như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, chảy máu não và đột tử.

Thói quen lành mạnh để phòng ngừa táo bón?

Táo bón gây ra rất nhiều khó chịu, bất tiện cho cuộc sống cũng như các biến chứng sức khỏe nguy hiểm khác, vì thế phòng ngừa và chủ động điều trị sớm táo bón là điều quan trọng. Bạn có thể phòng ngừa hiệu quả chứng táo bón bằng các biện pháp sau:

  • Tăng cường ăn thực phẩm nhiều chất xơ như: rau, đậu, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt,…
  • Tạo thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định trong ngày, tốt nhất là 15 – 45 phút sau khi ăn sáng.
  • Chủ động đi vệ sinh khi có cảm giác muốn đi, không nên cố nín nhịn cảm giác này và khiến phân bị ứ lâu trong trực tràng, hậu môn.
  • Tăng cường vận động, dành thời gian để tập thể dục thường xuyên.
  • Uống đủ nước hàng ngày cùng các chất lỏng khác, nên duy trì 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế căng thẳng tinh thần, lo lắng quá mức.

Đặc biệt, để ngăn ngừa bệnh táo bón hiệu quả thì yến sào chính là một trong những thực phẩm cần bổ sung cho cơ thể. Trong yến sào chứa hàm lượng protein rất cao (chiếm 50%). Ngoài ra, chúng còn chứa thêm 18 loại axit amin khác nhau và 31 nguyên tố vi lượng. 

Dùng yến sào Natunest giúp thanh nhiệt, giải độc vô cùng tốt. Yến có các axit amin có lợi cho hệ tiêu hóa và đường ruột, giúp kích thích hệ tiêu hóa của bé, đồng thời chống mụn nhọt, dị ứng nhờ khả năng giải độc, thanh nhiệt cơ thể vô cùng hiệu quả. Yến được biết đến là thực phẩm tự nhiên tươi mát nhất không những cho trẻ mà còn cho tất cả mọi đối tượng trong mùa hè oi bức.

Chính vì vậy yến sào không chỉ là một trong những giải pháp điều trị táo bón đơn giản, hiệu quả mà còn là cách cung cấp cho trẻ những dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Như vậy qua bài viết này, Yến sào Natunest đã cùng bạn đọc tìm hiểu táo bón lâu ngày có nguy hiểm không? Hãy chủ động phòng ngừa táo bón bằng các thói quen lành mạnh, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Mọi người cần tư vấn và hỗ trợ xin liên hệ:

Website: https://yensaonatunest.vn/ 

Zalo: 0962 597 677

CSKH: 0258 354 2568

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969 883 777
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0969 883 777
0969 883 777